TÊN NGÀNH: Tài chính – Ngân hàng
MÃ NGÀNH: 7340201
Website: http://fbf.hou.edu.vn/
Tư vấn, giải đáp thắc mắc tại đây
Tài chính ngân hàng là gì?
Tài chính – Ngân hàng là một ngành liên quan tới tất cả các dịch vụ tài chính, lưu thông và vận hành tiền tệ. Ngành Tài chính – Ngân hàng có thể chia thành nhiều lĩnh vực chuyên ngành khác nhau như Ngân hàng, Tài chính bảo hiểm, Tài chính thuế, Phân tích tài chính, Kinh tế học tài chính…. Cụ thể hơn, ngành Tài chính – Ngân hàng là kinh doanh về lĩnh vực tiền tệ thông qua ngân hàng và các công cụ tài chính được ngân hàng phát hành nhằm bảo lãnh, thanh toán, chi trả trong nội địa và quốc tế.
Mục tiêu của chương trình đào tạo ngành Tài chính – Ngân hàng
1. Có năng lực nghề nghiệp vững vàng trong lĩnh vực Tài chính – Ngân hàng, phù hợp với bối cảnh hội nhập quốc tế của đất nước và sự phát triển của khoa học công nghệ trên thế giới.
2. Theo đuổi học tập, nghiên cứu và sáng tạo để phát triển sự nghiệp trong lĩnh vực Tài chính – Ngân hàng
3. Tham gia có trách nhiệm nhằm giải quyết những vấn đề kinh tế – xã hội, hướng đến sự phát triển bền vững của đất nước, khu vực và toàn cầu.
Chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo ngành Tài chính – Ngân hàng
CĐR 1: Vận dụng có phản biện những kiến thức cơ sở ngành, khối ngành, bổ trợ và chuyên ngành phù hợp để giải quyết các vấn đề chuyên môn trong lĩnh vực Tài chính – Ngân hàng.
CĐR 2: Đề xuất giải pháp đối với các vấn đề trong lĩnh vực Tài chính – Ngân hàng cho các bên liên quan trên cơ sở đạo đức nghề nghiệp và trách nhiệm xã hội, có xem xét đến thực tiễn kinh tế xã hội của đất nước và thế giới.
CĐR 3: Vận dụng công cụ số trong hoạt động chuyên môn Tài chính – Ngân hàng và quá trình học tập, nghiên cứu để tạo ra nhưng thay đổi tích cực.
CĐR 4: Vận dụng kỹ năng giao tiếp để giải quyết những vấn đề chuyên môn trong lĩnh vực Tài chính – Ngân hàng, có xem xét đến sự khác biệt giữa các môi trường giao tiếp, các đối tượng giao tiếp.
CĐR 5: Làm việc độc lập và làm việc theo nhóm nhằm đáp ứng mục tiêu của công việc chuyên môn trong lĩnh vực Tài chính – Ngân hàng.
CĐR 6: Tự học tập, nghiên cứu để có thể tiếp thu và áp dụng những kiến thức mới phù hợp, thích ứng với những tiến bộ trong lĩnh vực Tài chính – Ngân hàng.
CĐR 7: Tự định hướng, lập kế hoạch, điều phối, quản lý các nguồn lực, đánh giá và cải thiện hiệu quả trong hoạt động học tập, nghiên cứu cũng như khi thực hiện các dự án trong lĩnh vực Tài chính – Ngân hàng.
CĐR 8: Xác định được cơ hội kinh doanh trong lĩnh vực Tài chính – Ngân hàng.
Sinh viên ngành Tài chính ngân hàng học những gì?
Sinh viên ngành Tài chính ngân hàng được cung cấp kiến thức về lĩnh vực phân tích tài chính và đầu tư trên thị trường vốn, thị trường tiền tệ trong quá trình toàn cầu hóa; Nắm bắt kiến thức vững chắc về thực hành các nghiệp vụ trong ngân hàng thương mại hiện đại; có chuyên môn sâu về phân tích, dự báo liên quan đến tài chính, tiền tệ nhằm đưa ra quyết định trong quản trị tài chính. Bên cạnh đó, người học còn được rèn luyện về bản lĩnh và khả năng tự nghiên cứu khi gặp vấn đề mới, đối đầu và ứng biến nhạy bén khi có rủi ro phát sinh liên quan đến tài chính, tiền tệ.
Theo học ngành Tài chính ngân hàng, sinh viên được trang bị các môn học cụ thể như: Kinh tế vi mô, Lý thuyết tài chính tiền tệ, Tài chính doanh nghiệp, Tài chính quốc tế, Ngân hàng thương mại, Thị trường chứng khoán, Kế toán doanh nghiệp, …
Theo học ngành Tài chính ngân hàng sinh viên được trang bị các kỹ năng mềm cần thiết để đáp ứng nhu cầu của công việc như kỹ năng giao tiếp với khách hàng, giới thiệu sản phẩm, thuyết phục khách hàng, kỹ năng quản lý thời gian, tư duy phản biện, kỹ năng phân tích, làm việc theo nhóm… Bên cạnh đó còn chú trọng đến việc đào tạo tiếng Anh, thực tập nghề tại các ngân hàng, tổ chức tài chính nhằm đảm bảo cho sinh viên có cơ hội phát triển toàn diện, trở thành cá thể nổi trội khi hòa nhập vào môi trường làm việc đầy năng động và giàu tính cạnh tranh này.
Những yêu cầu đối với sinh viên ngành Tài chính ngân hàng là gì?
1. Có khả năng tính toán, tư duy logic và trí nhớ tốt: Làm việc trong lĩnh vực tài chính ngân hàng đồng nghĩa với việc bạn luôn tiếp xúc với hàng loạt các con số và vô vàn các tính toán phức tạp. Do đó, việc học tốt các môn tự nhiên, đặc biệt là môn Toán chính là tố chất quan trọng cần có của người học ngành Tài chính ngân hàng. Bạn cũng cần có một trí nhớ tốt bên cạnh khả năng phân tích và đánh giá nhanh nhạy để giải quyết hiệu quả các vấn đề liên quan đến quản lý, đầu tư sử dụng vốn.
2. Trung thực, cẩn trọng, chính xác: Trung thực là đức tính cần có, là tôn chỉ hàng đầu ở người làm tài chính ngân hàng. Tài chính ngân hàng là lĩnh vực khá nhạy cảm nên bạn phải luôn cẩn trọng, tỉ mỉ và chính xác trong công việc, chỉ cần một sai số nhỏ, bạn sẽ phải đối diện với những hậu quả khó lường.
3. Có sự đam mê, sáng tạo, năng động: Hoạt động trong lĩnh vực tài chính ngân hàng đòi hỏi bạn phải có sự đam mê các công việc liên quan đến tiền. Niềm đam mê rất quan trọng, vì đam mê chính là chất xúc tác hiệu quả của quá trình sáng tạo. Hoạt động trong lĩnh vực tài chính ngân hàng đòi hỏi bạn phải linh hoạt trong giao tiếp, nhạy bén trong việc nắm bắt tâm lý để giới thiệu dịch vụ, thuyết phục khách hàng… do đó nếu có tính năng động thì người học sẽ rất thành công với ngành này.
4. Có khả năng giao tiếp tốt: Với một nhân viên làm về tài chính ngân hàng giỏi, đây chính là yếu tố được coi trọng. Với công việc thường xuyên giao dịch, đàm phán với khách hàng và các doanh nghiệp, nhân viên ngân hàng cần biết nắm bắt tâm ký khách hàng, thuyết phục được đối tác để đạt được hiệu quả công việc tối ưu bên cạnh kiến thức chuyên môn vững chắc.
5. Giỏi ngoại ngữ và tin học: Là một trong những yêu cầu quan trọng, luôn xuất hiện trong danh sách các yêu cầu tuyển dụng của lĩnh vực tài chính ngân hàng. Bất kỳ nghiệp vụ nào của ngành ngân hàng cũng đòi hỏi biết sử dụng thành thạo máy tính. Hiện nay, trong xu thế hội nhập quốc tế sâu rộng thì yếu tố ngoại ngữ càng đóng vai trò rất quan trọng.
Sinh viên ngành Tài chính ngân hàng ra trường làm gì?
Tài chính – Ngân hàng là một ngành khá rộng liên quan đến tất cả các dịch vụ giao dịch, luân chuyển tiền tệ. Tuy nhiên, vẫn còn không ít thí sinh hiểu rằng học ngành Tài chính ngân hàng ra trường chỉ làm về ngân hàng. Vậy, học ngành Tài chính ngân hàng ra trường làm gì? Tốt nghiệp ngành Tài chính ngân hàng sẽ làm việc ở đâu?
Việc luân chuyển tiền tệ luôn được vận hành giống như các mạch máu trong cơ thể vì nó có nhiệm vụ đảm bảo hoạt động cho toàn bộ hệ thống nên dù nền kinh tế có phát triển hay khủng hoảng thì triển vọng việc làm của ngành không bao giờ hạn hẹp. Sau khi tốt nghiệp ngành Tài chính – Ngân hàng có thể đảm nhận các vị trí công việc như:
– Chuyên viên tín dụng ngân hàng; Chuyên viên kế toán, kiểm toán; Kế toán viên phòng thanh toán quốc tế; Nhân viên kinh doanh ngoại tệ.
– Chuyên viên kinh doanh tiền tệ; Chuyên viên quản trị tài sản và nguồn vốn; Chuyên viên tài trợ thương mại;
– Chuyên viên phân tích tài chính doanh nghiệp; Chuyên viên định giá tài sản; Chuyên viên mua bán, sát nhập doanh nghiệp…
– Giảng viên ngành Tài chính – Ngân hàng.
Với những vị trí nghề nghiệp khá hấp dẫn trên sinh viên tốt nghiệp ngành Tài chính – Ngân hàng có thể dự tuyển vào vị trí ở các cơ quan khác như:
– Ngân hàng thương mại, công ty chứng khoán, tổ chức tín dụng phi ngân hàng, cơ quan quản lý nhà nước về tài chính ngân hàng và các loại hình doanh nghiệp khác, các tổ chức tài chính.
– Cục thuế, hải quan, công ty bảo hiểm, công ty tài chính, quỹ tín dụng hoặc làm nhân viên kinh doanh của các công ty…
– Công ty kiểm toán, quỹ đầu tư, công ty kinh doanh bất động sản, công ty chứng khoán…
– Công tác tại các trường đại học, cao đẳng, trung cấp
Hy vọng với những thông tin bài viết đã chuyển tải, những thí sinh yêu thích lĩnh vực Tài chính ngân hàng sẽ có động lực và quyết tâm theo đuổi ngành học tiềm năng này.
Thông tin xét tuyển ngành Tài chính – Ngân hàng
Ngành đào tạo đại học |
Mã ngành |
Tổ hợp xét tuyển |
Tài chính – Ngân hàng |
7340201 |
Toán, Vật lý, Hóa học |
Toán, Vật lý, Tiếng Anh |
||
Toán, Ngữ văn, Tiếng Anh |
||
Sử dụng kết quả bài thi HAS – Q00 |
||
Sử dụng kết quả bài thi TSA – K00 |