• 31/07/2023
  • Quản trị viên
  • Lượt xem: 1161

Với mục tiêu để viên chức, người lao động nhận thức sâu sắc về ý nghĩa, tầm quan trọng, quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp của việc Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đối với sự phát triển đất nước trong giai đoạn tới, từ đó tham gia tích cực, trách nhiệm vào quá trình triển khai quy hoạch, đồng thuận cùng với chính quyền, cơ quan nhà nước các cấp trong xử lý những vấn đề phát sinh, Trường Đại học Mở Hà Nội đề nghị các tổ chức, đơn vị nghiêm túc thực hiện các nội dung sau:

Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050

1. Quán triệt, tuyên truyền đến toàn thể đảng viên, Viên chức, người lao động (VCNLĐ) về Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021-2023, tầm nhìn đến năm 2050 theo nội dung của Hướng dẫn số 103-HD/BTGTW, thông qua các buổi sinh hoạt Chi bộ, sinh hoạt Công đoàn, sinh hoạt đơn vị và sinh hoạt chuyên đề. 

2. Quy hoạch tổng thể quốc gia (QHTTQG) là sự cụ thể hóa đường lối Đại hội lần thứ XIII của Đảng, cụ thể hóa Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH, các nghị quyết chuyên ngành của Trung ương, nhất là Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng, Kế hoạch 5 năm và Chiến lược 10 năm phát triển kinh tế – xã hội giai đoạn 2021-2030. 

3. QHTTQG là nhiệm vụ chính trị quan trọng có ý nghĩa chiến lược, cơ bản, lâu dài, nhưng cũng là vấn đề rộng lớn, rất mới, rất khó, rất nhạy cảm và chưa có tiền lệ; là quy hoạch được xây dựng với quy mô lớn, mang tính chiến lược, bao trùm mọi lĩnh vực kinh tế – xã hội và được lập cho 10 năm, thể hiện “Tư duy mới – Tầm nhìn mới – Cơ hội mới – Giá trị mới”; là căn cứ pháp lý, công cụ quan trọng giúp Nhà nước hoạch định, kiến tạo động lực, không gian phát triển, bảo đảm tính kết nối đồng bộ giữa quy hoạch cấp quốc gia với quy hoạch vùng và quy hoạch tỉnh, nhằm khai thác tối đa tiềm năng, lợi thế của đất nước để phát triển kinh tế – xã hội nhanh và bền vững.

4. QHTTQG mở ra cơ hội phát triển mới, động lực phát triển mới để đạt mục tiêu, khát vọng mà Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng đã xác định, đến 2045 trở thành nước phát triển, thu nhập cao. Việc hiện thực Quy hoạch trên thực tiễn sẽ góp phần quan trọng vào mục tiêu xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ, nâng cao khả năng thích ứng, chống chịu của nền kinh tế; bảo đảm mục tiêu chiến lược, lâu dài, bền vững trong thực hiện nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới. 

Chi tiết công văn tại đây