14/09/2023 Quản trị viên Tin tức - Sự kiện Lượt xem: 922 Ngày 14/9, tại Đại học Thái Nguyên, Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức Hội thảo quốc gia về khoa học giáo dục năm 2023. Hội thảo có sự tham dự của Thứ trưởng Nguyễn Văn Phúc, đại diện lãnh đạo các đơn vị thuộc Bộ Giáo dục và đào tạo, lãnh đạo UBND tỉnh Thái Nguyên, Đại học Thái Nguyên và gần 200 nhà khoa học, nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục. PGS TS Nguyễn Thị Nhung – Hiệu trưởng và PGS TS Phạm Thị Tâm – Trưởng phòng Quản lý khoa học và đối ngoại đại diện Trường Đại học Mở Hà Nội tham dự Hội thảo. Thứ trưởng Bộ Giáo dục và đào tạo, Nguyễn Văn Phúc phát biểu khai mạc Hội thảo Hội thảo quốc gia về khoa học giáo dục năm 2023 nhận được 178 bài viết của các nhà khoa học trong cả nước tập trung vào 3 chủ đề chính: Khoa học giáo dục với đổi mới giáo dục mầm non, đổi mới giáo dục phổ thông theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018; Khoa học giáo dục với đổi mới giáo dục đại học trong bối cảnh đẩy mạnh tự chủ đại học; Khoa học giáo dục với đổi mới công tác quản lý, quản trị nhà trường. PGS TS Nguyễn Thị Nhung – Hiệu trưởng Trường Đại học Mở Hà Nội chia sẻ, thảo luận tại Hội thảo Các bài viết thuộc chủ đề khoa học giáo dục với đổi mới giáo dục đại học trong bối cảnh tự chủ đại học tập trung phân tích tổng quan về chuyển đổi số trong giáo dục đại học ở Việt Nam; chiến lược và giải pháp đổi mới giáo dục đại học; hợp tác giữa trường đại học và doanh nghiệp, học tập tại doanh nghiệp; môi trường giáo dục đại học trong bối cảnh tự chủ đại học; năng lực tự chủ và trách nhiệm giải trình của các cơ sở giáo dục đại học; quốc tế hóa giáo dục đại học. PGS TS Nguyễn Thị Nhung – Hiệu trưởng, Trường Đại học Mở Hà Nội chia sẻ: Trong những năm qua, Trường Đại học Mở Hà Nội luôn giữ vai trò là một trong những cơ sở đào tạo đi đầu trong lĩnh vực tự chủ đại học. Bên cạnh lợi thế về nền tảng công nghệ số, Trường Đại học Mở Hà Nội cũng đã có rất nhiều kinh nghiệm được cải tiến và đúc rút trong tổ chức đào tạo, quản trị Nhà trường. Trong đó, Trường chủ trương đẩy mạnh các hoạt động nghiên cứu khoa học theo hướng hợp tác quốc tế, hình thành, phát triển các nhóm nghiên cứu mạnh, thúc đẩy các công bố quốc tế uy tín thuộc danh mục ISI, SCOPUS. Đồng thời tăng cường các nghiên cứu khoa học, gắn nghiên cứu khoa học với đào tạo và phục vụ cộng đồng, nâng cao chất lượng giáo dục đạo tạo. Bên cạnh đó, PGS TS Nguyễn Thị Nhung đề xuất một số định hướng nghiên cứu, phát triển khoa học giáo dục và các giải pháp tăng cường nghiên cứu, phát triển khoa học giáo dục nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả nghiên cứu khoa học giáo dục trong giai đoạn tới. Các đại biểu chụp hình lưu niệm tại Hội thảo Trên cơ sở các chia sẻ, thảo luận trong hội thảo, các kiến nghị chính sách phù hợp sẽ được đề xuất nhằm tiếp tục duy trì và nâng cao vai trò của Việt Nam trong việc đổi mới giáo dục đại học, từ đó làm tiền đề thu hút và đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, góp phần tích cực vào việc tổng kết Nghị quyết số 29 của Đảng về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. Print Share Tweet Pin