01/10/2022 Quản trị viên Tin tức - Sự kiện Lượt xem: 945 Ngày 1/10, Trường Đại học Mở Hà Nội tổ chức buổi tập huấn Kỹ năng đề xuất và tổ chức thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ dưới hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến. Tham dự buổi tập huấn có TS Vũ Văn Đạt – Đại diện Bộ Khoa học và Công nghệ; ThS Nguyễn Thị Hương Quỳnh – Đại diện Bộ Giáo dục và Đào tạo; PGS TS Lê Hùng Tiến – Trường Đại học Quốc gia Hà Nội; PGS TS Đỗ Hương Lan – Trường Đại học Kinh tế quốc dân; PGS TS Trần Đức Tân – Phó trưởng khoa Điện – Điện tử, Đại học Phenikaa. Về phía Trường Đại học Mở Hà Nội có TS Nguyễn Minh Phương – Phó Hiệu trưởng; PGS TS Phạm Thị Tâm – Trưởng phòng Quản lý khoa học và đối ngoại; cùng các cán bộ, giảng viên Nhà trường và các chuyên gia, nhà khoa học, nhà nghiên cứu. TS Nguyễn Minh Phương – Phó Hiệu trưởng phát biểu khai mạc buổi tập huấn Phát biểu khai mạc, TS Nguyễn Minh Phương – Phó Hiệu trưởng gửi lời cảm ơn đến các chuyên gia, các nhà khoa học đã dành thời gian đến tham dự buổi tập huấn, đồng thời cho biết: Cũng như tất cả các cơ sở giáo dục đại học trong cả nước, nghiên cứu khoa học là 1 trong 3 nhiệm vụ chính của mỗi giảng viên, trong đó, thời gian dành cho hoạt động nghiên cứu khoa học chiếm 1/3 thời gian làm việc. Ở Trường Đại học Mở Hà Nội, bên cạnh yêu cầu đảm bảo thời gian cho hoạt động nghiên cứu khoa học, mỗi giảng viên còn cần hoàn thành định mức về việc chủ trì, tham gia các nhiệm vụ khoa học và công nghệ, biên soạn sách/giáo trình và công bố bài báo, báo cáo khoa học. Đánh giá một cách khách quan, hoạt động nghiên cứu khoa học đã và đang từng bước củng cố được hiệu quả thông qua các công bố trên các tạp chí uy tín trong và ngoài nước; thông qua việc biên soạn, xuất bản sách chuyên khảo, tham khảo, hướng dẫn sinh viên khởi nghiệp. Rất nhiều các thầy, cô chúng ta ngồi đây đều mong muốn thực hiện các công trình nghiên cứu khoa học để cập nhật vào bài giảng, để tăng cường năng lực bản thân và để tăng thu nhập thông qua các sản phẩm được chuyển giao công nghệ. “Để buổi hội thảo, tập huấn thành công và hiệu quả, tôi đề nghị các thầy, cô, tích cực, chủ động trao đổi, thảo luận với các diễn giả, các chuyên gia để chúng ta nắm rõ được các thông tin và kỹ năng cần thiết để thực hiện hiệu quả, theo quy định các nhiệm vụ khoa học và công nghệ”, TS Nguyễn Minh Phương nhấn mạnh. Nội dung của buổi tập huấn tập trung vào 03 vấn đề chính: Quản lý Nhà nước đối với các nhiệm vụ khoa học và công nghệ, các chương trình khoa học và công nghệ cấp Quốc gia giai đoạn 2020-2025, định hướng đến 2030; Quản lý Nhà nước đối với các nhiệm vụ khoa học và công nghệ, các chương trình khoa học và công nghệ cấp Bộ Giáo dục và Đào tạo giai đoạn 2020-2025, định hướng đến 2030; Kỹ năng đề xuất và tổ chức thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ thuộc các lĩnh vực khoa học xã hội, nhân văn và khoa học công nghệ. TS Vũ Văn Đạt – Đại diện Bộ Khoa học và Công nghệ truyền đạt chuyên đề “Quản lý Nhà nước đối với các nhiệm vụ khoa học và công nghệ, các chương trình khoa học và công nghệ cấp Quốc gia giai đoạn 2020-2025, định hướng đến 2030” ThS Nguyễn Thị Hương Quỳnh – Đại diện Bộ Giáo dục và Đào tạo trao đổi chuyên đề “Quản lý Nhà nước đối với các nhiệm vụ khoa học và công nghệ, các chương trình khoa học và công nghệ cấp Bộ giai đoạn 2020-2025, định hướng đến 2030” qua hình thức trực tuyến. PGS TS Đỗ Hương Lan – Trường Đại học Kinh tế quốc dân truyền đạt chuyên đề “Kỹ năng Kỹ năng đề xuất và thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ cho lĩnh vực khoa học xã hội” PGS TS Trần Đức Tân – Đại học Phenikaa trao đổi chuyên đề “Kỹ năng Kỹ năng đề xuất và thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ cho lĩnh vực Khoa học công nghệ” PGS TS Lê Hùng Tiến – Trường đại học Quốc gia Hà Nội trao đổi chuyên đề “Kỹ năng đề xuất và thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ cho lĩnh vực nghiên cứu khoa học nhân văn” Bên cạnh việc lắng nghe các diễn giả trình bày, các nhà khoa học, các chuyên gia đã cùng nhau trao đổi kinh nghiệm, thảo luận và giải đáp những thắc mắc trong quá trình thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu khoa học, từ đó đề xuất nhiều giải pháp có chất lượng cao, thể hiện nội dung sâu sắc về lý luận và thực tiễn, qua đó góp phần đẩy mạnh hơn nữa hoạt động khoa học công nghệ của Nhà trường trong thời gian tới. Print Share Tweet Pin