• Nhà B101, phố Nguyễn Hiền, phường Bách Khoa, quận Hai Bà Trưng, TP Hà Nội

  • 024 38682321/ Email: mhn@hou.edu.vn

6
6

Tin tức - Sự kiện

Hội thảo Quốc gia với chủ đề Probiotic ứng dụng trong nuôi trồng thủy sản

Lượt xem: 557    22/09/2023

Ngày 22/9, Trường Đại học Mở Hà Nội tổ chức Hội thảo Quốc gia với chủ đề “Probiotic ứng dụng trong nuôi trồng thủy sản”. Chương trình nhận được sự quan tâm tham dự của nhiều nhà quản lý, nhà khoa học, cán bộ, giảng viên và học viên, sinh viên các ngành Công nghệ sinh học và Công nghệ thực phẩm.

PGS TS Nguyễn Thị Nhung – Hiệu trưởng Trường Đại học Mở Hà Nội phát biểu khai mạc

Phát biểu khai mạc, PGS TS Nguyễn Thị Nhung – Hiệu trưởng gửi lời cảm ơn đến các nhà khoa học, các chuyên gia và các cán bộ, giảng viên đã dành thời gian, tâm huyết đến tham dự Hội thảo và cho biết: Hội thảo là diễn đàn học thuật dành cho các nhà khoa học, các chuyên gia, các nhà nghiên cứu, giảng viên và sinh viên trao đổi, chia sẻ về kết quả nghiên cứu tiềm năng, phát triển và ứng dụng các loại chế phẩm probiotic trong nuôi trồng thuỷ sản, góp phần phát triển bền vững nghề nuôi trông thuỷ sản ở Việt Nam, đồng thời mở rộng quan hệ với các đối tác nghiên cứu khoa học, các doanh nghiệp sản xuất và phát triển các chế phẩm sinh học trong nuôi trồng thủy sản, góp phần nâng cao uy tín về học thuật của Nhà trường.

“Chúng tôi tin tưởng rằng, thông qua các báo cáo khoa học, thảo luận, toạ đàm sẽ chia sẻ những vấn đề lý luận và thực tiễn về công tác giảng dạy và học tập ngành Công nghệ sinh học và Công nghệ thực phẩm nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, đáp ứng tốt nhu cầu của người học, qua đó góp phần nâng cao hiệu quả đào tạo trong thời kỳ mới”, PGS TS Nguyễn Thị Nhung bày tỏ.

Một số hình ảnh các báo cáo viên trình bày tham luận tại Hội thảo

Tại Hội thảo, các đại biểu đã nghe các báo cáo viên trình bày 17 tham luận: Đánh giá một số đặc tính probiotic của xạ khuẩn Streptomyces sp. ứng dụng trong nuôi tôm; Kiểm soát vi khuẩn gây bệnh Edwardsiella ictaluri bằng Bacillus amyloliquefaciens AGWT 13-031, phương pháp phòng bệnh gan thận mủ hiệu quả trên cá tra (Pangasianodon hypophthalmus); Nghiên cứu nguyên liệu thay thế môi trường chuẩn để nuôi cấy vi khuẩn chi Rhodobacter đạt mật độ 106 CFU/mL định hướng xử lý nước thải nuôi trồng thủy sản; Nghiên cứu ảnh hưởng của các điều kiện nuôi cấy đến sinh trưởng của chủng vi khuẩn probiotic; Nghiên cứu điều kiện nuôi cấy nấm men Saccharomyces cerevisiae trong dịch rong lục Ulva thủy phân định hướng dùng trong nuôi thủy sản; Phân lập chủng xạ khuẩn Streptomyces sp. và đánh giá hoạt tính Probiotic phục vụ nuôi cá tra; Kỹ thuật làm giàu sinh vật phù du để ương cá dìa bột giai đoạn sau nở; Bước đầu đánh giá tính an toàn của một số chủng vi khuẩn phân lập từ thực phẩm lên men trên cá rô phi (Oreochromis niloticus); Ảnh hưởng của một số điều kiện bảo quản đến chất lượng vi tảo biển dạng sệt Nannochloropsis oculata làm thức ăn nuôi thủy sản; Ảnh hưởng của chế độ cho ăn gián đoạn đến tăng trưởng và hiệu quả sử dụng thức ăn trên cá rô phi (Oreochromis niloticus); Đánh giá in vitro chủng Bacillus spp. triển vọng dùng sản xuất chế phẩm probiotic phòng bệnh phù mắt, xuất huyết trên cá rô phi (Oreochromis sp.); Ảnh hưởng của xạ khuẩn Streptomyces sp. trong hệ thống biofloc đối với chất lượng nước nuôi và tăng trưởng của tôm thẻ chân trắng; Phân lập chủng vi khuẩn Aeromonas sp. sinh tổng hợp Chitinase từ ruột cá dìa (Siganus guttatus) 33 ngày tuổi; Hiệu quả hiệp đồng của Bacillus clausii VT 15.1 và Galacto-Oligosaccharide đối với cá tra; Nghiên cứu ảnh hưởng của pH, dịch mật, dịch dạ dày đến hoạt tính probiotic của các chủng xạ khuẩn Streptomyces sp.; Phân lập chủng xạ khuẩn Streptomyces sp. có hoạt tính kháng vi khuẩn gây bệnh ở tôm sú; Nghiên cứu bổ sung chế phẩm sinh học vào thức ăn có hàm lượng protein khác nhau trong nuôi cá chép (Cyprinus carpio).

Hình ảnh các đại biểu thảo luận, chia sẻ tại Hội thảo

Các bài tham luận đều có sự tham gia thảo luận, phân tích, đánh giá được những nội dung trọng tâm liên quan cán vấn đề: Probiotic ứng dụng trong sản xuất thức ăn cho động vật thủy sản; Probiotic ứng dụng trong xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản. Trong đó, các nghiên cứu khoa học có đối tượng và phạm vi cụ thể, chủ yếu tập trung vào miêu tả, phân tích, xử lý các vấn đề lý luận và thực tiễn.

Kết luận Hội thảo, PGS TS Nguyễn Thị Nhung – Hiệu trưởng biểu dương các giảng viên đã tích cực tham gia viết bài và tham luận tại Hội thảo, thể hiện tinh thần trách nhiệm đối với công tác chuyên môn. PGS TS Nguyễn Thị Nhung mong muốn, các đại biểu tham dự hội thảo tiếp tục quan tâm, tham gia đóng góp ý kiến với các hoạt động nghiên cứu, giảng dạy của Viện Công nghệ sinh học và Công nghệ thực phẩm, từ đó giúp các giảng viên có cái nhìn đa chiều đối với các vấn đề đặt ra, tiếp tục hoàn thiện nội dung nghiên cứu, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo ngành Công nghệ sinh học và Công nghệ thực phẩm của Nhà trường trong thời gian tới.

Tư vấn tuyển sinh