• Nhà B101, phố Nguyễn Hiền, phường Bách Khoa, quận Hai Bà Trưng, TP Hà Nội

  • 024 38682321/ Email: mhn@hou.edu.vn

6
6

Tin tức - Sự kiện

Giảng viên, họa sỹ Lê Văn Thìn hội tụ cùng ba họa sỹ đương đại hàng đầu Việt Nam trong triển lãm Niệm

Lượt xem: 1278    30/05/2019

Sáng 30/5 tại Bảo tàng Hà Nội, dưới bảo trợ của Bộ ngoại giao Việt Nam và UBQG Unesco Việt Nam, bốn họa sĩ Ngô Xuân Bính, Lê Văn Thìn, Đặng Tin Tưởng và nghệ nhân Đào Trọng Cường giới thiệu đến công chúng, những người yêu nghệ thuật một triển lãm nghệ thuật đương đại quy mô mang tên “NIỆM”. PGS. TS Nguyễn Mai Hương – Chủ tịch Hội đồng trường cùng đại diện các thầy, cô và sinh viên Đại học Mở Hà Nội đã tới tham dự và tặng hoa chúc mừng.

PGS.TS Nguyễn Mai Hương - Chủ tịch Hội đồng Trường và PGS.TS. Nguyễn Lan Hương - Trưởng khoa Tạo dáng Công nghiệp tặng hoa chúc mừng bốn họa sỹ

PGS.TS Nguyễn Mai Hương - Chủ tịch Hội đồng Trường và PGS.TS. Nguyễn Lan Hương - Trưởng khoa Tạo dáng Công nghiệp tặng hoa chúc mừng Giảng viên, họa sỹ Lê Văn Thìn

Họa sỹ Lê Văn Thìn sinh năm 1952, hiện là giảng viên trường Đại học Mở Hà Nội. Ông là một nghệ sĩ nổi tiếng với tranh sơn mài trắng. Các bức tranh ca ngợi vẻ đẹp của thiên nhiên và con người của họa sỹ Lê Văn Thìn có một phong cách độc đáo. Ông có nhiều triển lãm cá nhân trong nước và quốc tế, có tranh trong bộ sưu tập của Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam và các bộ sưu tập tại Anh, Pháp, Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản,… Ông sử dụng một loạt vỏ bọc vỏ sơn mài làm vật liệu chính. “Tôi đã đặt tên một loạt các vỏ trứng vỏ Shell là một "sơn mài trắng". Tôi không muốn bày tỏ nhiều bởi vì tôi tin rằng giữa các bức tranh của tôi và của tôi người xem sẽ có một cuộc đối thoại thú vị.” – họa sỹ Lê Văn Thìn chia sẻ.

Giảng viên, Họa sỹ Lê Văn Thìn chụp ảnh lưu niệm cùng PGS.TS Nguyễn Mai Hương và đồng nghiệp bên tác phẩm của mình trưng bày tại triển lãm

Giảng viên, Họa sỹ Lê Văn Thìn chụp ảnh lưu niệm cùng PGS.TS Nguyễn Mai Hương và đồng nghiệp của mình tại Khoa Tạo dáng Công nghiệp (Trường Đại học Mở Hà Nội) bên tác phẩm của mình trưng bày tại triển lãm

Lịch sử làm sơn son thiếp vàng của cha ông ta đã có cả nghìn năm, nhưng việc chuyển sang thành tranh sơn mài cũng chỉ khoảng 100 năm – khi người Pháp mở trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương. Từ đó tới nay, tranh sơn mài đã có những thay đổi đáng kể về nhiều mặt từ kỹ thuật đến nghệ thuật nhờ sự sáng tạo không ngừng nghỉ của nhiều thế hệ họa sỹ. Họa sỹ Lê Văn Thìn có ước mơ rất lớn về theo đuổi tranh sơn mài. Bằng sự lao động miệt mài, không ngừng nghỉ, luôn tìm tòi, cách tân, họa sỹ Lê Văn Thìn đã có những đóng góp rất quan trọng với nghệ thuật sơn mài của Việt Nam.

Là người thầy đào tạo ra nhiều lớp cử nhân nghệ thuật tài hoa, họa sỹ Lê Văn Thìn được các thế hệ sinh viên Ngành Mỹ thuật Công nghiệp của Trường Đại học Mở Hà Nội kính trọng. Nhiều học sinh các trường THPT đăng ký theo học Khoa Tạo dáng Công nghiệp cũng vì đội ngũ giảng viên có kinh nghiệm và uy tín, trong đó có thầy Lê Văn Thìn.

Tác phẩm “Thánh gióng” trưng bày tại triển lãm của Họa sỹ Lê Văn Thìn

 

Tác phẩm “Du ba” trưng bày tại triển lãm của Họa sỹ Lê Văn Thìn

Những tên tuổi của mỹ thuật đương đại giới thiệu đến công chúng triển lãm quy mô lớn, với số lượng lên tới hàng trăm bức tranh cùng cách sắp đặt và trình diễn sáng tạo, triển lãm “Niệm” của bốn hoạ sĩ thực sự trở thành là điểm hẹn về mỹ thuật của giới hội họa và công chúng. Nghệ thuật sáng tạo trong các tác phẩm được trưng bày tại triển lãm đã được đẩy lên cao trào. Nét chung ở các tác phẩm là sự hướng thiện thể hiện trong những nét vẽ miên man, huyền diệu, cảm xúc sáng tạo trào dâng, cảm hứng vô thức khoáng đạt. Ở đó, mỗi bức tranh mang đầy sự trắc ẩn, để rồi trở nên khốc liệt qua từng nét lột tả của người họa sỹ, truyền tải thông điệp: tâm thường hằng không sinh diệt, còn thức là vọng tưởng vô thường, luôn biến đổi, khi tốt khi xấu.

Triển lãm tập trung vào tinh thần truyền thống và hiện đại với mong muốn nhận ra thế giới luôn luôn là lạ, rất yêu thương và mới mẻ. Đây là cơ hội để công chúng chiêm ngưỡng và hưởng thụ tác phẩm của các tác giả, đồng thời giữ gìn, phát huy nghệ thuật đương đại Việt Nam cho công chúng ở nhà và ở nước ngoài. Triển lãm kéo dài 2 tháng, hy vọng sẽ mang một cái nhìn mới mẻ về mỹ thuật tới khán giả.

Các cơ quan thông tấn, báo chí đưa tin về triển lãm:

Báo Hà Nội mới

Báo Nhân dân

Báo Thương hiệu và Pháp luật

Báo Vietnamnet

Báo Người đưa tin

Báo Thể thao ngày nay

 

 

Tư vấn tuyển sinh